Lịch sử khí tượng Bão_Ida_(1958)

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐBNĐC1C2C3C4C5

Bão nhiệt đới Ida hình thành vào ngày 20 tháng 9 năm 1958 trên vùng biển phía Đông Guam. Ban đầu, cơn bão di chuyển về phía Tây, vượt qua hòn đảo khi nó đang trong quá trình mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong.[1] Đến ngày 22, Ida bắt đầu di chuyển lên phía Bắc, theo một quỹ đạo thường thấy của những cơn bão Tây Bắc Thái Bình Dương trong tháng 9.[2] Vào khoảng thời gian đó, phi đội săn bão báo cáo rằng mắt của Ida đang bị che mờ, và trong hơn 24 giờ sau thành mắt bão vẫn duy trì tình trạng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn hơn 14 giờ bắt đầu từ 1500 UTC ngày 23 tháng 9, Ida đã trải qua quá trình tăng cường mãnh liệt, với tốc độ giảm áp suất trung bình 5,8 mbar (0,17 inHg) một giờ. Mắt bão trở nên ngày một sắc nét hơn,[3] vào gần thời điểm 0500 UTC ngày 24 tháng 9, một chiếc máy bay thám trắc đã thả một dropsonde (thiết bị thu thập số liệu) vào trong cơn bão lúc nó đang ở vị trí cách Guam khoảng 600 dặm (970 km) về phía Tây Bắc. Thiết bị này đã ghi nhận được một giá trị áp suất khí quyển 877 mbar (25,9 inHg), mức áp suất khiến cho Ida trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất trên Trái Đất vào thời điểm đó.[4]

Vào khoảng thời điểm Ida đạt mức áp suất tối thiểu, phi đội săn bão đã ước tính vận tốc gió lớn nhất của Ida là 345 km/giờ (215 dặm/giờ).[4] Chiếc máy bay thám trắc đã quan sát được nhiệt độ bề mặt trong mắt bão là 33 °C (92 °F) cùng với độ ẩm 50%; một mắt bão ấm và khô như vậy là khá bất thường đối với một địa điểm ngoài đại dương. Chưa đầy 36 tiếng kể từ sau thời điểm cơn bão đạt đỉnh, máy bay báo cáo mắt bão đã bị che phủ bởi mây, dấu hiệu của sự suy yếu.[3] Cường độ của Ida dần suy giảm trước khi cơn bão tấn công vùng Đông Nam Honshu vào ngày 26 với sức gió 120 dặm/giờ (190 km/giờ) cùng áp suất khi đó là 949 mbar (28,0 inHg).[5] Tiếp theo Ida di chuyển qua phần phía Đông của Nhật Bản và từ tỉnh Fukushima vươn ra Thái Bình Dương. Đến sáng sớm ngày 27, Ida trở thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới, và tàn dư của nó đã vượt qua Sapporoquần đảo Kuril trước khi tan vào ngày 28 tháng 9.[1]

Vào lúc phi đội săn bão báo cáo giá trị áp suất tối thiểu của Ida, mức áp suất đo được này thấp hơn 10 mbar (0,30 inHg) so với kỷ lục cũ trước đó là 887 mbar (26,2 inHg) được thiết lập bởi một cơn bão Tây Bắc Thái Bình Dương vào năm 1927.[4] Ida đã duy trì là cơn bão mạnh nhất cho đến năm 1973, khi bão Nora cũng đã đạt tới một mức áp suất thấp tương đương. Vào tháng 11 năm 1975, cơn bão June đã vượt qua kỷ lục này của Ida và Nora với áp suất 875 mbar (25,8 inHg).[6] Đến tháng 10 năm 1979, Tip đã vượt qua June trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất với áp suất 870 mbar (26 inHg) và đây là mức áp suất thấp kỷ lục vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão_Ida_(1958) http://books.google.com/books?id=8kXwskQHBLoC&pg=P... http://news.google.com/newspapers?id=yMgzAAAAIBAJ&... http://www.newspaperarchive.com/SiteMap/FreePdfPre... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://docs.lib.noaa.gov/rescue/mwr/086/mwr-086-09... http://docs.lib.noaa.gov/rescue/mwr/087/mwr-087-09... http://agora.ex.nii.ac.jp/cgi-bin/dt/disaster.pl?l... http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/referenc... http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/summary/... http://www.data.jma.go.jp/obd/stats/data/bosai/rep...